Một vài nguyên nhân và cách khắc phục khi trẻ biếng ăn

posted in: DINH DƯỠNG | 0

Biếng ăn là tình trạng rối loạn ăn uống thường gặp ở trẻ nhỏ từ 1-6 tuổi. Trẻ biếng ăn sẽ không chịu ăn, ít ăn hoặc ăn không đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Khi trẻ gặp tình trạng này, bố mẹ sẽ lo lắng và thường có xu hướng ép trẻ ăn nhiều hơn. Điều này ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của trẻ. Việc tìm ra nguyên nhân và có giải pháp phù hợp sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng trở lại và phát triển khỏe mạnh.

Trẻ biếng ăn do đâu?

Trẻ biếng ăn do thiếu vitamin và khoáng chất

Việc thiếu hụt một số vi chất như kẽm, selen… làm trẻ cảm thấy ăn không ngon miệng, từ đó dẫn đến chán ăn. Trẻ sẽ tăng nguy cơ suy dinh dưỡng, thấp còi, hoặc mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu chảy rối loạn chuyển hóa nếu tình trạng này kéo dài.

Thực đơn nhàm chán

Thực đơn hàng ngày không đổi mới, nhàm chán cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Mẹ nên đa dạng món ăn và thay đổi thực đơn mỗi tuần để bé hứng thú hơn.

Bé cảm thấy không khỏe

Nếu cho trẻ ăn đúng cách nhưng trẻ vẫn biếng ăn thì chắc hẳn trẻ mắc bệnh. Cũng như người lớn, trẻ mắc bệnh thường rất biếng ăn, mệt mỏi. Một số bệnh như trẻ sưng nướu do mọc răng, rối loạn tiêu hóa, bệnh do virus hoặc vi khuẩn…làm trẻ mệt mỏi và chán ăn.

Phân chia bữa ăn không hợp lý

Thường trẻ sẽ không chịu ăn vì chúng chưa thực sự đói hoặc dễ bị nôn do ăn quá nhiều trong một bữa. Mẹ không cần phải quá thúc ép, hãy gợi ý cho bé ăn khi cảm thấy đói.

Trẻ không tập trung, xao nhãng

Để dỗ bé ăn, nhiều gia đình bế bé đi chơi, hoặc cho bé xem tivi, các thiết bị điện tử. Điều này không tốt cho bé vì khiến bé không tập trung vào việc ăn hay quên cảm giác thèm ăn. Lâu dần việc này có thể gây ra sự biếng ăn ở trẻ.

kids-watching-tv

Dỗ bé ăn bằng cách cho bé xem các thiết bị điện tử - Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng biếng ăn ở trẻ

 

Làm sao để trẻ hết biếng ăn?

  • Tạo thực đơn sự với đa dạng món ăn và trình bày bữa ăn đẹp mắt
  • Chia nhỏ khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ thành những bữa nhỏ để hệ tiêu hóa của bé có thời gian nghỉ ngơi, không bị quá tải.
  • Thường xuyên theo dõi sức khỏe và khuyến khích bé vận động.
  • Đừng ép buộc trẻ ăn món mà trẻ không thích. Nếu trẻ không thích ăn rau, mẹ có thể cho bé ăn trái cây hoặc uống nước ép để bổ sung chất xơ. Nếu bé ngán sữa mẹ có thể cho bé ăn các thực phẩm được chế biến từ sữa như: bánh Flan, sữa chua, Pudding, phô mai…

Feature-image1

Đừng ép buộc trẻ ăn món mà trẻ không thích

 

Giúp bé yêu ăn ngon miệng hơn với sản phẩm dinh dưỡng của Ánh Hồng Food

girl-eating-yogurt-1038x576
Mẹ chủ động bổ sung các vi chất sẽ giúp cơ thể của trẻ hấp thu tốt chất dinh dưỡng, tăng sự thèm ăn, tăng sức đề kháng, giữ hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh hơn.  Hiện nay, Ánh Hồng Food đang cung cấp cho thị trường các sản phẩm như: Bánh Flan caramel, sữa chua và Pudding có giá trị dinh dưỡng cao, giúp bé bổ sung chất đạm, sắt, kẽm, canxi, vitamin… Mẹ có thể cho bé dùng bánh Flan, sữa chua hoặc Pudding trong các bữa phụ để bé ăn ngon miệng hơn và có đủ chất dinh dưỡng hàng ngày. Tham khảo thông tin tại đây.

Ăn dặm “Kiểu Nhật” với bánh Pudding mềm tan

posted in: DINH DƯỠNG | 0

Thế nào là “Ăn dặm kiểu Nhật”?
Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp kích thích trẻ ăn ngon, tiêu hóa tốt và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Phương pháp này chú trọng đến hương vị nguyên bản của từng loại thực phẩm, phối hợp và đa dạng các loại thực phẩm khác nhau tạo nên thực đơn ăn dặm ngon miệng, phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của trẻ. Điểm đặc biệt nhất trong phương pháp này là cha mẹ tuyệt đối không ép trẻ ăn và tôn trọng ý thích của trẻ.

an-dam-kieu-nhat-3

Dù mẹ sử dụng phương pháp ăn dặm nào thì vẫn phải đảm bảo đủ nhóm thực phẩm và cân bằng màu sắc trong bữa ăn cho bé

 

Ưu điểm của phương pháp “Ăn dặm kiểu Nhật”

- Không gây nhàm chán: Ăn dặm kiểu Nhật bắt đầu từ trạng thái lỏng tới đặc, mịn tới loãng và thực đơn đa dạng nên sẽ không làm bé cảm thấy chán.
- Kỹ năng nhai: Trong quá trình ăn dặm, bé sẽ học được kỹ năng nhai, nuốt thức ăn. Điều này giúp bé tiêu hóa thức ăn một cách tốt hơn.
- Kích thích vị giác của bé: Ăn riêng từng loại thức ăn giúp bé làm quen tốt hơn với mùi vị thực phẩm.
- Hạn chế tối đa tình trạng thừa cân, béo phì

mach-me-cach-che-bien-cac-mon-an-dam-kieu-nhat-cho-tre-6-thang-tuoi-vua-bo-vua-ngon-e1551692134659

Đa dạng hóa các loại thực phẩm và chú trọng đến sở thích của bé chính là ưu điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật.

 

Ăn dặm bổ dưỡng với bánh Pudding sữa

me-co-nen-cho-tre-an-dam-bang-gao-lut-hay-khong-3-e1572919981862

Giai đoạn từ 12-18 tháng tuổi nhiều bé đã cai sữa và bắt đầu có thể ăn các bữa như người lớn. Ngoài việc chú trọng 3 bữa chính, mẹ cũng nên bổ sung 2-3 bữa phụ và cho bé  uống thêm sữa hoặc sử dụng các chế phẩm từ sữa. Những món bánh mềm mịn như bánh Pudding là sự lựa chọn lý tưởng cho bữa phụ của bé trong giai đoạn này. Bánh Pudding có hương thơm dịu của sữa, độ mềm tan và độ mát lạnh vừa phải giúp bé ngon miệng, kích thích vị giác. Mẹ còn có thể linh hoạt kết hợp Pudding với các loại trái cây để tăng hương vị và màu sắc cho món ăn. Hiện nay Ánh Hồng Food mang đến cho mẹ 2 sự lựa chọn là Pudding bắp và Pudding dừa. Pudding Ánh Hồng được làm từ sữa kết hợp cùng chiết xuất bắp (hoặc chiết xuất dừa) giúp trẻ bổ sung các dưỡng chất thiết yếu trong ngày như vitamin A, Sắt, Magiê, Canxi...

 

 

 

Pudding Giáng Sinh – Món bánh truyền thống Phương Tây dịp Giáng Sinh

posted in: DINH DƯỠNG | 0

Bánh Pudding Giáng Sinh là một loại bánh Pudding truyền thống thường được dùng trong bữa tối Giáng Sinh ở Anh, Ireland và các quốc gia phương Tây.rsz_15397211_xxl

Bánh Pudding Giáng Sinh truyền thống được tô điểm bằng một nhánh cây ô rô

 

Bánh pudding Giáng sinh có nguồn gốc từ một món cháo từ thế kỷ 14 được gọi là 'frumenty' được làm từ thịt bò và thịt cừu với nho khô, nho, mận, rượu vang và gia vị.  Món súp/ cháo này được phục vụ như một bữa ăn nhanh trong quá trình chuẩn bị cho lễ hội Giáng sinh.

Đến năm 1595, súp Frumenty đã dần biến thành bánh pudding mận, nguyên liệu được trộn thêm trứng, vụn bánh mì, trái cây sấy khô và cho thêm hương vị với bia và rượu mạnh. Vào khoảng năm 1650, Pudding mận trở thành món tráng miệng Giáng sinh. Tuy nhiên năm 1664, người Thanh giáo đã cấm vì nghĩ đó là một phong tục xấu .

Năm 1714, Vua George I đã cho khôi phục lại bánh Pudding như một phần của bữa ăn Giáng sinh.  Vào thời Victoria, hình dáng và công thức của chiếc bánh Pudding Giáng sinh đã được ban hành quy chuẩn tương tự với chiếc bánh ngày nay.

Có khá nhiều niềm tin được xây dựng quanh chiếc bánh Pudding Giáng Sinh. Một số nói rằng bánh pudding nên được làm với 13 thành phần để đại diện cho Chúa Jesus và môn đồ của Ngài. Mọi thành viên trong gia đình nên thay phiên nhau khuấy bánh pudding bằng thìa gỗ từ đông sang tây, để tôn vinh Ngài và các môn đồ.

Trên đỉnh của chiếc bánh pudding thường được trang trí với một nhánh cây ô rô như một lời nhắc nhở về Vương miện gai mà Chúa đã đeo khi Ngài ta bị giết. Rượu Brandy hoặc một thức uống có cồn khác đôi khi được đổ lên bánh pudding và thắp sáng tại bàn, tạo nên hình ảnh đầy mê hoặc. Điều này được cho là đại diện cho tình yêu và sức mạnh của Chúa Giêsu. Vào thời trung cổ, cây ô rô cũng được cho là mang lại may mắn và có khả năng chữa bệnh. Cây ô rô thường được trồng quanh nhà với niềm tin rằng nó có thể bảo vệ người dân.

Steamed-Plum-Pudding-article-header

Thắp lửa Pudding với rượu Brandy - Ngọn lửa đại diện cho tình yêu và sức mạnh của Chúa Giêsu

 

Một phong tục lâu đời khác được cho là mang lại may mắn liên quan đến chiếc bánh Pudding Giáng Sinh đó là bạn có thể đặt một đồng bạc vào chiếc bánh. Người nào tìm thấy đồng xu sẽ nhận được may mắn.  Ở Anh, đồng xu thường được sử dụng là bạc 'sáu xu'. Đồng xu gần nhất bây giờ là một đồng năm xu! Bạn cũng có thể thay đồng xu bằng các vật phẩm ý nghĩa khác.

xmas pudding coin

Đồng xu may mắn ẩn giấu trong chiếc bánh Pudding Giáng Sinh

Những món ăn nhẹ lành mạnh, bổ dưỡng cho bé

posted in: DINH DƯỠNG | 0

Đối với trẻ nhỏ, bữa ăn nào trong ngày cũng vô cùng quan trọng. Việc chia nhỏ bữa ăn trong ngày không những tốt cho hệ tiêu hóa của bé mà còn giúp bé bổ sung nguồn dinh dưỡng một cách đầy đủ nhất. Sau đây là một vài gợi ý về bữa phụ thơm ngon, bổ dưỡng mà mẹ có thể cân nhắc đưa vào thực đơn hàng ngày cho bé:

Bánh Flan sữa tươi71032678_2318529668263846_8026801685856780288_o

Bánh Flan là món ăn được yêu thích ở mọi lứa tuổi nhờ vào hương vị thơm ngon và thành phần bổ dưỡng. Thành phần sữa và trứng trong bánh Flan thuộc nhóm thực phẩm thiết yếu, được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá cao nhờ vào lượng protein và vitamin dồi dào. Mẹ có thể sử dụng bánh Flan trong thực đơn hằng ngày thay vì chỉ cho bé uống sữa sẽ giúp bé đỡ ngán và ngon miệng hơn. Mẹ cũng nhớ chú ý lựa chọn bánh Flan có thương hiệu uy tín để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng. Với công nghệ sản xuất hiện đại, nguồn nguyên liệu luôn đảm bảo độ tươi ngon và hàm lượng dinh dưỡng tiêu chuẩn, bánh Flan Ánh Hồng hiện là thương hiệu bánh Flan được các mẹ ưu tiên lựa chọn để giúp bé bổ sung dưỡng chất, cao lớn, khỏe mạnh.

 

 

Sữa chua & trái câyyogurt-e1499098089395

Sự kết hợp giữa sữa chua nguyên chất và trái cây tươi sẽ giúp bé bổ sung một lượng lớn vitamin và khoáng chất cần thiết.  Mẹ có thể sử dụng sữa chua Ánh Hồng lên men tự nhiên, trộn với các loại trái cây theo mùa. Sữa chua là loại thực phẩm giúp cân bằng vi sinh vật trong đường ruột, giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh. Đồng thời, lượng canxi trong sữa chua còn góp phần hỗ trợ hệ xương chắc khỏe.

 

                                                                     

          Pudding hoa quả

bapCác bé luôn thích thú với những món ăn ngọt ngào mát lạnh. Vậy nên chẳng có bé nào lại nói không với bánh Pudding mềm tan. Ngoài cách trộn sữa chua với hoa quả, mẹ có thể thay thế sữa chua bằng Pudding dùng kèm với các loại trái cây như táo, dâu, xoài… Ngoài ra, nếu mẹ không có nhiều thời gian tự chuẩn bị, mẹ có thể chọn mua bánh Pudding dinh dưỡng của Ánh Hồng Food. Pudding Ánh Hồng hiện có 2 loại cho mẹ lựa chọn là: Pudding dừa và Pudding bắp được sản xuất khép kín trên dây chuyền hiện đại với nguồn nguyên liệu tươi ngon, giúp bé bổ sung protein, vitamin và khoáng chất cần thiết.

 

 

Kem trái câyCHOCOLATE-HARD-ICE-CREAM-POWDER-MIX.jpg_350x350

Kem được làm từ sữa tươi và nước ép trái cây nguyên chất 100% sẽ giúp cung cấp cho trẻ một lượng lớn vitamin C và canxi. Mẹ có thể kết hợp các nguyên liệu từ sữa tươi và nước ép trái cây như táo, kiwi, dâu…hòa tan, cho vào khuôn kem và để tủ đá trong ít nhất 4 tiếng.

 

(Lưu ý: Mẹ nên cân nhắc không cho bé ăn kem trong mùa lạnh)

Sử dụng chế phẩm từ sữa để thay thế sữa

posted in: DINH DƯỠNG | 0

Sữa là nguồn cung cấp dinh dưỡng và canxi cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên việc uống sữa mỗi ngày có thể khiến bé mau ngán. Chính vì vậy, việc cho bé sử dụng một số chế phẩm từ sữa sẽ vừa đảm bảo bảo việc cung cấp đầy đủ dưỡng chất trong ngày cho bé, vừa giúp bé ăn ngon miệng hơn. Chế phẩm từ sữa là những những sản phẩm được chế biến với nguyên liệu chính là sữa tươi như: sữa chua, phô mai, bánh flan, pudding...

BÁNH FLAN

Được làm từ nguyên liệu chủ yếu là trứng gà và sữa tươi nên bánh Flan rất giàu đạm, chất béo, canxi và vitamin D. Thay vì cho bé dùng sữa, mẹ có thể xen kẽ thực đơn hàng ngày với bánh Flan, giúp bé ăn ngon miệng mà vẫn đảm bảo đủ chất.

Bánh Flan Ánh Hồng thơm ngon bổ dưỡng có chứa gần như đầy đủ những dưỡng chất thiết yếu cơ thể cần và hỗ trợ phát triển não, hệ thần kinh và võng mạc của mắt.

ah-01

SỮA CHUA

Mẹ có thể bắt đầu cho trẻ ăn sữa chua khi trẻ từ 12 tháng tuổi, miễn là bé không bị dị ứng. Bé sẽ được hấp thu tối đa chất dinh dưỡng nếu mẹ cho bé sử dụng sữa chua lên men tự nhiên như sữa chua lên men tự nhiên Ánh Hồng. Đây là dòng sản phẩm đặc biệt được sản xuất theo chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bé, giúp cơ thể bổ sung các dưỡng chất thiết yếu như đạm, canxi, vitamin D & khoáng chất

y1-02

 

KEM SỮA TƯƠI

Kem là món ăn được nhiều trẻ yêu thích. Tuy nhiên, hầu hết các loại kem đều chứa nhiều chất nhân tạo để tạo màu và hương vị. Do đó, để đảm bảo an toàn, mẹ có thể cho trẻ ăn kem làm từ trứng, sữa và đường.

cach-lam-kem-sua-tuoi-tai-nha-khong-can-may-7

PHÔ MAI

Mẹ có thể cho bé ăn dặm phô mai khi bé từ 08 tháng tuổi. Phô mai là sản phẩm có nguồn gốc từ sữa, được cô đặc nên có hàm lượng đạm, chất béo và canxi rất cao trong một thể tích nhỏ. Vì vậy, nếu trẻ ngại uống sữa thì mẹ có thể cho bé dùng thay thế, khoảng 60g phô mai mỗi ngày sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng tương tự như uống 400 ml sữa.

cheese

Ánh Hồng Food hiện mang đến cho người tiêu dùng dòng sản phẩm dinh dưỡng gồm: Bánh Flan, Sữa chua, Pudding. Sản phẩm đã có mặt tại hầu hết các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, tiệm tạp hóa trên cả nước. Hotline đặt hàng: 1800.5555.94.

 

Bí kíp giúp mẹ phân biệt trứng gà tươi và trứng gà cũ

posted in: DINH DƯỠNG | 0

Trứng gà được xếp vào nhóm “siêu thực phẩm” vì mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho cơ thể và là loại thực phẩm phổ biến, được ưa chuộng trong đời sống hàng ngày. Một số “bí kíp” sau đây sẽ giúp mẹ chọn được trứng tươi ngon, đảm bảo an toàn sức khỏe cho gia đình.

Một số cách kiểm tra trứng tươi phổ biến

Quan sát vỏ trứng

Khi mua trứng gà, mẹ nên quan sát vỏ ngoài của trứng. Trứng tươi mới trên vỏ sẽ có một lớp bột dạng kem. Nếu như vỏ quá nhẵn bóng, sáng hoặc có cảm giác là có vết rạn nứt nghĩa là trứng đã để lâu trong ổ, kém chất lượng. 

egg-01

Quan sát vỏ trứng là cách dễ nhất để nhận biết trứng tươi và trứng cũ

 

Soi trứng

Trứng tươi nếu đem soi dưới ánh mặt trời hoặc dưới ánh đèn, thì trứng có màu đỏ nhạt hoặc màu đỏ quả quýt, trong hoặc hơi đục. Lòng trứng không có ánh đỏ, không có đốm đen, quầng lòng đỏ rất rõ ràng.

cach-soi-trung-ga

Sờ trứng

Khi sờ vào vỏ trứng, nếu cảm nhân được trứng nặng tay và hơi ram ráp thì đó là trứng mới, ngược lại là trứng kém chất lượng.

bi-quyet-chon-mua-trung-ga-trong-lam-banh-cuc-ky-huu-ichbi-quyet-chon-mua-trung-ga-trong-lam-banh-1

Lắc nhẹ

Cầm quả trứng để lên tai và khẽ lắc nhẹ, nếu có tiếng động là trứng kém, để lâu ngày. Nếu không cần nghe mà lắc thấy trứng chuyển động mạnh là trứng hỏng, trứng gà đang ấp dở...

1493031865316_5070100

 

Kiểm tra bằng dung dịch muối 10%

Tại nhà, mẹ có thể thử độ tuổi của trứng bằng cách thả trứng xuống chậu nước muối pha loãng (100g muối/1 lít nước) và quan sát. Nếu trứng nổi là trứng cũ, chìm xuống là trứng tốt.

sodo-01

 

caramel

                        Tiêu chuẩn tuyển chọn trứng gà tại Ánh Hồng Food

Với mong muốn đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng tối ưu trong mỗi sản phẩm Bánh Flan Ánh Hồng, nguyên liệu trứng gà tươi được nhập về nhà máy Ánh Hồng phải trải qua quy trình đánh giá nghiêm ngặt bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau để đánh giá độ tươi, an toàn vệ sinh và chất lượng dinh dưỡng. Trứng gà tuyển lựa bắt buộc phải là trứng loại I, dưới 5 ngày tuổi. Kích thước trứng đồng đều, màu nâu sáng đặc trưng. Việc sử dụng nguồn nguyên liệu tươi mới mỗi ngày không chỉ giúp Bánh Flan Ánh Hồng có hương vị hấp dẫn mà còn mang đến giá trị dinh dưỡng cao.

"Bánh Flan Ánh Hồng với nguyên liệu trứng tươi thơm ngon bổ dưỡng, cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể"

Bánh Flan – Món bánh ngọt ngào bổ dưỡng chinh phục cả thế giới

posted in: DINH DƯỠNG | 0

Pieter_Bruegel_the_Elder_-_Peasant_Wedding_-_Google_Art_Project_2

 

Bánh Flan được ra đời như thế nào?

La Mã được xem như nơi khởi nguồn của Bánh Flan. Người La Mã đã thuần hóa gà để lấy trứng. Sau khi có được nguồn trứng dồi dào, họ bắt đầu sáng tạo các công thức và phương pháp chế biến mới. Một trong số những công thức ấy chính là nguồn gốc của chiếc bánh Flan mà chúng ta thưởng thức ngày nay.

Hỗn hợp kem và trứng sữa để làm bánh ban đầu được gọi là Flado. Bánh Flado được chế biến cùng với cá hoặc thịt và được xem như món ăn mặn. Thế nhưng phiên bản Flado với hương vị mật ong ngọt ngào mới thực sự chinh phục người La Mã. Theo thời gian chế độ La Mã cổ đại dần biến mất nhưng công thức tạo ra những chiếc bánh ngọt ngào vẫn được giữ lại.

Tuy nhiên, bánh Flan chỉ thật sự được biết đến rộng rãi khi du nhập vào Tây Ban Nha. Các đầu bếp Tây Ban Nha với sự tinh tế trong chế biến đã thêm vào bánh hỗn hợp caramel (đường nấu chảy). Từ đây công thức bánh Flan có một chút thay đổi. Món bánh hấp dẫn và bổ dưỡng này bắt đầu nổi tiếng khắp châu Âu, trở thành món tráng miệng được yêu thích ở mọi lứa tuổi.

02DCA6F3-23D3-4F25-92B2-EAEF2A6606F3

Sốt Caramel ngọt ngào góp phần tạo nên sức hấp dẫn khó cưỡng của Bánh Flan 

Bánh Flan tại Việt Nam – Một vài biến tấu thú vị

Bánh Flan đã theo chân các Giáo sĩ Tây Ban Nha và được mang vào Việt Nam với tên gọi “Flan” (Tên tiếng Pháp: Flan hay Crème Caramel). Chúng ta có cơ hội tiếp cận một món bánh mềm mịn, ngọt và thơm mùi trứng, ngọt vị caramel. Được đón nhận nồng nhiệt ở Việt Nam, bánh Flan ngày nay còn được biến tấu thêm cùng cà phê, nước cốt dừa và rưới lên một ít sữa đặc. Tùy từng quốc gia mà bánh Flan sẽ được thêm bớt những nguyên liệu phụ, trở thành vị ngon đặc trưng của nơi đó nhưng cấu trúc truyền thống của bánh không bị thay đổi nhiều.

unnamed (1)

Bánh Flan Ánh Hồng – Sức hút riêng đến từ hương vị Flan truyền thống

caramel

Dù được biến tấu với nhiều phiên bản khác nhau, tuy nhiên bánh Flan Caramel truyền thống với sự hòa quyện tinh tế giữa hỗn hợp trứng sữa và caramel thơm lừng luôn có một sức hút tuyệt vời khó cưỡng. Ra đời từ 1995, Bánh Flan Ánh Hồng luôn tự hào là thương hiệu Flan hàng đầu trên thị trường hiện nay với dòng Flan Caramel thơm ngon, bổ dưỡng. Công nghệ Flan ép màng hiện đại giúp Bánh Flan Ánh Hồng giữ trọn vẹn hương vị tươi ngon cùng hàm lượng dinh dưỡng cao. Đặc biệt, hỗn hợp Caramel được nấu theo bí quyết gia truyền với hương thơm dịu quyến rũ giúp Flan Ánh Hồng có hương vị đặc trưng hấp dẫn. Hiện Ánh Hồng Food đang cung cấp cho thị trường 2 dòng Flan: Flan Caramel túi rời và Flan Caramel. Khách hàng có thể tham khảo thêm thông tin về sản phẩm tại đây.

Top “Thực phẩm vàng” giúp bé thông minh hơn

posted in: DINH DƯỠNG | 0

TRỨNG

Trong trứng có chứa nguồn protein vô cùng phong phú. Protein rất cần thiết cho sự phát triển chức năng não bộ. Đây là loại thực phẩm vừa bổ dưỡng vừa dễ dàng chế biến mà mẹ nên thêm vào thực đơn hàng ngày cho bé.

Bánh Flan Ánh Hồng với thành phần chính từ trứng & sữa tươi, cung cấp cho bé các dưỡng chất thiết yếu hàng ngày

SỮA CHUA

Sữa chua chứa nhiều vitamin B và protein giúp cải thiện chức năng và sự phát triển của mô não. Lợi khuẩn trong sữa chua còn giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, làm đường ruột khỏe mạnh hơn.

CÁ HỒI

Trong mỡ của cá hồi có chứa một lượng lớn omega – 3, axit béo, DHA và EPA. DHA có trong cá không chỉ giúp phát triển não bộ mà còn thúc đẩy phát triển tế bào não, kích thích sự mở rộng các dây thần kinh sọ não, giúp trẻ tăng khả năng tư duy, nhận thức.

CÁC LOẠI HẠT

Các loại hạt như đậu phộng, óc chó, hướng dương, bí ngô, hạnh nhân…chứa đầy đủ protein và acid béo thiết yếu giúp tâm trạng thoải mái, thư giãn nhờ đó giữ cho hệ thần kinh của bé cân bằng và hoạt động tốt hơn.

RAU LÁ XANH ĐẬM

Các loại rau lá xanh như rau chân vịt (rau bina/ cải bó xôi), cải xoăn…rất tốt cho trí não do có hàm lượng vitamin A, C, B1 và B2 cao. Có thể các bé sẽ không thích ăn rau nhưng mẹ nên tìm cách để bổ sung vào phần ăn của bé hàng ngày.

TÁO

Táo là trái cây của sức khỏe không chỉ tốt cho tim mạch, đường ruột,… nó còn đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho não bộ. Với hàm lượng chất chống oxy hóa cao giúp tăng acetycholine, mỗi ngày ăn một quả táo sẽ giúp bé có trí nhớ hoàn hảo.

Hiện Ánh Hồng Food đang cung cấp cho thị trường dòng sản phẩm dinh dưỡng với các sản phẩm: Bánh Flan Caramel, Sữa Chua, Pudding giúp trẻ bổ sung dưỡng chất thiết yếu trong ngày. Mẹ có thể tham khảo thông tin về sản phẩm tại đây. 

Thực đơn dinh dưỡng cho bé, thế nào là đủ?

posted in: DINH DƯỠNG | 0

 

 

Nhóm dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của trẻ

Kiến thức về 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu sau đây sẽ giúp mẹ cân bằng chế độ ăn hàng ngày cho bé, giúp bé yêu khỏe mạnh thông minh, phát triển toàn diện về thể chất.

TINH BỘT – Cung cấp năng lượng cho cơ thể

kinderland-1_2

Vai trò chính của tinh bột là cung cấp năng lượng và cung cấp các thành phần để cấu tạo nên các tổ chức tế bào trong cơ thể đặc biệt là hệ thần kinh. Đặc biệt, tinh bột cực kì quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ vì chỉ các chất bột đường như tinh bột mới có thể cung cấp đủ năng lượng cho não bộ.

Để cơ thể bé không bị thiếu hụt tinh bột, các mẹ nên cho bé ăn các loại thực phẩm từ ngũ cốc như: gạo, yến mạch; các loại rau củ như: khoai tây, bí đỏ, khoai lang; các loại loại đậu và trái cây.

 

CHẤT ĐẠM - Nâng cao hệ miễn dịch và sự phát triển của não bộ

shutterstock_723278326-1200x882

 

Chất đạm là dưỡng chất chính có liên quan đến mọi chức nǎng sống của cơ thể  như tuần hoàn, hô hấp, sinh dục, tiêu hóa, bài tiết hoạt động thần kinh và tinh thần... Bổ sung chất đạm vào thực đơn hàng ngày giúp cơ thể chuyển hóa các chất dinh dưỡng, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn và giúp bé ăn ngon miệng hơn.

Nhóm thực phẩm giàu chất đạm mà mẹ có thể tham khảo như: trứng, sữa, chế phẩm từ sữa, thịt, cá, các loại đậu…

 

CHẤT BÉO – Dự trữ năng lượng cho bé

fat-steak-avo-eggs

Thực đơn dinh dưỡng có chất béo sẽ giúp cơ thể có thêm năng lượng và hấp thụ tốt một số Vitamin như Vitamin A, D, E và K. Các Vitamin này được biết đến như những Vitamin hòa tan trong chất béo. Ngoài ra, chúng còn giúp xây dựng cơ cấu hormone, đặc biệt là hormone giới tính như androgen hoặc estrogen.

Nhóm thực phẩm giàu chất béo mà mẹ có thể tham khảo đưa vào thực đơn cho bé như: sữa, bơ đậu phộng, các loại hạt..., các loại trái cây giàu chất béo như bơ hoặc các loại dầu ăn như: Oliu, dầu mè…

 

VITAMIN & KHOÁNG CHẤT – Chất xúc tác quan trọng

file-20181214-185246-f9kfe0

Tuy chỉ chiếm hàm lượng nhỏ trong cơ thể nhưng nhóm Vitamin & khoáng chất luôn có vai trò tích cực trong việc thúc đẩy sự phát triển của cơ thể. Nếu được bổ sung đầy đủ Vitamin và khoáng chất, cơ thể bé sẽ luôn khỏe mạnh.

Mẹ có thể tham khảo các nhóm thực phẩm giàu Vitamin & khoáng chất sau đây để bổ sung vào thực đơn của bé:

  • Canxi: mẹ cần cho bé uống sữa, ăn các thực phẩm có nguồn gốc từ sữa như phô mai, sữa chua, bánh Flan..
  • Sắt, Vitamin B & kẽm: các thực phẩm từ thịt heo, bò, cá, huyết hoặc gan, trứng…
  • Vitamin C: Những loại trái cây sáng màu và các loại rau là nguồn cung cấp Vitamin C tốt nhất trong tự nhiên. Một trong những đặc điểm dễ nhận biết là vị chua như trái bưởi, cam, chanh.
  • Các loại Vitamin khác (I-ốt, Vitamin D và Axit folic…): mẹ có thể bổ sung từ rau và các loại hạt, lượng muối i-ốt hợp lý bữa ăn hàng ngày.

 

Thực đơn cho bé thế nào là hợp lý?

70748888_2296574627126017_4023497767727923200_o

Thực đơn dinh dưỡng cho bé 3 - 5 tuổi cần đảm bảo đủ 03 nhóm dưỡng chất chính: nhóm tinh bột, đạm, chất béo; nhóm chất xơ; nhóm Vitamin và khoáng chất thiết yếu để trẻ phát triển toàn diện. Tuy nhiên các mẹ nên thay đổi đa dạng bữa ăn để bé thích thú, ăn uống vui vẻ hơn mà vẫn giúp bé có đầy đủ dinh dưỡng.

Mỗi ngày bé cần ăn đủ 03 bữa ăn chính, có thể bổ sung thêm 1-3 bữa phụ với các loại thực phẩm như sữa chua, bánh Flan, trái cây... Để giúp bé tăng cường hấp thu các Vitamin và phát triển tốt hơn, mẹ nên cho thêm 1 - 2 thìa dầu ăn (dầu cá hồi, dầu gấc, dầu oliu, hoặc dầu mè) khi chế biến món ăn hàng ngày.

 

Cha mẹ không nên ép bé ăn uống theo sở thích của mình, điều này sẽ khiến bé cảm thấy chán ăn và sợ ăn. Thay vì vậy, mẹ hãy chia nhỏ bữa ăn và xem xét việc bổ sung dưỡng chất từ các loai thực phẩm khác.

Hiện Ánh Hồng Food đang cung cấp cho thị trường dòng sản phẩm dinh dưỡng với các sản phẩm: Bánh Flan Caramel, Sữa Chua, Pudding giúp trẻ bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu trong ngày. Mẹ có thể tham khảo thông tin về sản phẩm tại đây. 

 

 

1 2