Một vài nguyên nhân và cách khắc phục khi trẻ biếng ăn

posted in: DINH DƯỠNG | 0

Biếng ăn là tình trạng rối loạn ăn uống thường gặp ở trẻ nhỏ từ 1-6 tuổi. Trẻ biếng ăn sẽ không chịu ăn, ít ăn hoặc ăn không đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Khi trẻ gặp tình trạng này, bố mẹ sẽ lo lắng và thường có xu hướng ép trẻ ăn nhiều hơn. Điều này ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của trẻ. Việc tìm ra nguyên nhân và có giải pháp phù hợp sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng trở lại và phát triển khỏe mạnh.

Trẻ biếng ăn do đâu?

Trẻ biếng ăn do thiếu vitamin và khoáng chất

Việc thiếu hụt một số vi chất như kẽm, selen… làm trẻ cảm thấy ăn không ngon miệng, từ đó dẫn đến chán ăn. Trẻ sẽ tăng nguy cơ suy dinh dưỡng, thấp còi, hoặc mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu chảy rối loạn chuyển hóa nếu tình trạng này kéo dài.

Thực đơn nhàm chán

Thực đơn hàng ngày không đổi mới, nhàm chán cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Mẹ nên đa dạng món ăn và thay đổi thực đơn mỗi tuần để bé hứng thú hơn.

Bé cảm thấy không khỏe

Nếu cho trẻ ăn đúng cách nhưng trẻ vẫn biếng ăn thì chắc hẳn trẻ mắc bệnh. Cũng như người lớn, trẻ mắc bệnh thường rất biếng ăn, mệt mỏi. Một số bệnh như trẻ sưng nướu do mọc răng, rối loạn tiêu hóa, bệnh do virus hoặc vi khuẩn…làm trẻ mệt mỏi và chán ăn.

Phân chia bữa ăn không hợp lý

Thường trẻ sẽ không chịu ăn vì chúng chưa thực sự đói hoặc dễ bị nôn do ăn quá nhiều trong một bữa. Mẹ không cần phải quá thúc ép, hãy gợi ý cho bé ăn khi cảm thấy đói.

Trẻ không tập trung, xao nhãng

Để dỗ bé ăn, nhiều gia đình bế bé đi chơi, hoặc cho bé xem tivi, các thiết bị điện tử. Điều này không tốt cho bé vì khiến bé không tập trung vào việc ăn hay quên cảm giác thèm ăn. Lâu dần việc này có thể gây ra sự biếng ăn ở trẻ.

kids-watching-tv

Dỗ bé ăn bằng cách cho bé xem các thiết bị điện tử - Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng biếng ăn ở trẻ

 

Làm sao để trẻ hết biếng ăn?

  • Tạo thực đơn sự với đa dạng món ăn và trình bày bữa ăn đẹp mắt
  • Chia nhỏ khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ thành những bữa nhỏ để hệ tiêu hóa của bé có thời gian nghỉ ngơi, không bị quá tải.
  • Thường xuyên theo dõi sức khỏe và khuyến khích bé vận động.
  • Đừng ép buộc trẻ ăn món mà trẻ không thích. Nếu trẻ không thích ăn rau, mẹ có thể cho bé ăn trái cây hoặc uống nước ép để bổ sung chất xơ. Nếu bé ngán sữa mẹ có thể cho bé ăn các thực phẩm được chế biến từ sữa như: bánh Flan, sữa chua, Pudding, phô mai…

Feature-image1

Đừng ép buộc trẻ ăn món mà trẻ không thích

 

Giúp bé yêu ăn ngon miệng hơn với sản phẩm dinh dưỡng của Ánh Hồng Food

girl-eating-yogurt-1038x576
Mẹ chủ động bổ sung các vi chất sẽ giúp cơ thể của trẻ hấp thu tốt chất dinh dưỡng, tăng sự thèm ăn, tăng sức đề kháng, giữ hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh hơn.  Hiện nay, Ánh Hồng Food đang cung cấp cho thị trường các sản phẩm như: Bánh Flan caramel, sữa chua và Pudding có giá trị dinh dưỡng cao, giúp bé bổ sung chất đạm, sắt, kẽm, canxi, vitamin… Mẹ có thể cho bé dùng bánh Flan, sữa chua hoặc Pudding trong các bữa phụ để bé ăn ngon miệng hơn và có đủ chất dinh dưỡng hàng ngày. Tham khảo thông tin tại đây.

Ăn dặm “Kiểu Nhật” với bánh Pudding mềm tan

posted in: DINH DƯỠNG | 0

Thế nào là “Ăn dặm kiểu Nhật”?
Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp kích thích trẻ ăn ngon, tiêu hóa tốt và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng. Phương pháp này chú trọng đến hương vị nguyên bản của từng loại thực phẩm, phối hợp và đa dạng các loại thực phẩm khác nhau tạo nên thực đơn ăn dặm ngon miệng, phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của trẻ. Điểm đặc biệt nhất trong phương pháp này là cha mẹ tuyệt đối không ép trẻ ăn và tôn trọng ý thích của trẻ.

an-dam-kieu-nhat-3

Dù mẹ sử dụng phương pháp ăn dặm nào thì vẫn phải đảm bảo đủ nhóm thực phẩm và cân bằng màu sắc trong bữa ăn cho bé

 

Ưu điểm của phương pháp “Ăn dặm kiểu Nhật”

- Không gây nhàm chán: Ăn dặm kiểu Nhật bắt đầu từ trạng thái lỏng tới đặc, mịn tới loãng và thực đơn đa dạng nên sẽ không làm bé cảm thấy chán.
- Kỹ năng nhai: Trong quá trình ăn dặm, bé sẽ học được kỹ năng nhai, nuốt thức ăn. Điều này giúp bé tiêu hóa thức ăn một cách tốt hơn.
- Kích thích vị giác của bé: Ăn riêng từng loại thức ăn giúp bé làm quen tốt hơn với mùi vị thực phẩm.
- Hạn chế tối đa tình trạng thừa cân, béo phì

mach-me-cach-che-bien-cac-mon-an-dam-kieu-nhat-cho-tre-6-thang-tuoi-vua-bo-vua-ngon-e1551692134659

Đa dạng hóa các loại thực phẩm và chú trọng đến sở thích của bé chính là ưu điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật.

 

Ăn dặm bổ dưỡng với bánh Pudding sữa

me-co-nen-cho-tre-an-dam-bang-gao-lut-hay-khong-3-e1572919981862

Giai đoạn từ 12-18 tháng tuổi nhiều bé đã cai sữa và bắt đầu có thể ăn các bữa như người lớn. Ngoài việc chú trọng 3 bữa chính, mẹ cũng nên bổ sung 2-3 bữa phụ và cho bé  uống thêm sữa hoặc sử dụng các chế phẩm từ sữa. Những món bánh mềm mịn như bánh Pudding là sự lựa chọn lý tưởng cho bữa phụ của bé trong giai đoạn này. Bánh Pudding có hương thơm dịu của sữa, độ mềm tan và độ mát lạnh vừa phải giúp bé ngon miệng, kích thích vị giác. Mẹ còn có thể linh hoạt kết hợp Pudding với các loại trái cây để tăng hương vị và màu sắc cho món ăn. Hiện nay Ánh Hồng Food mang đến cho mẹ 2 sự lựa chọn là Pudding bắp và Pudding dừa. Pudding Ánh Hồng được làm từ sữa kết hợp cùng chiết xuất bắp (hoặc chiết xuất dừa) giúp trẻ bổ sung các dưỡng chất thiết yếu trong ngày như vitamin A, Sắt, Magiê, Canxi...